BỆNH BẠCH HẦU

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 10/3 - 30/4 - 1/59 9 Xét Nghiệm Bạn Nên Làm Sau Độ Tuổi 30 Để Kiểm Tra Tình Hình Sức Khỏe9 World Health Day 7/4/20249 GÓI TẦM SOÁT BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP - ƯU ĐÃI THÁNG 49 GÓI TẦM SOÁT NGUY CƠ ĐỘT QUỴ - ƯU ĐÃI THÁNG 49 GÓI KHÁM TỔNG QUÁT - ƯU ĐÃI THÁNG 4/20249 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN9 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN9 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN9 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI9
Đặt lịch hẹn khám

BỆNH BẠCH HẦU

    Bệnh bạch hầu lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới và đã gây nên các vụ dịch nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em trong thời kỳ chưa có vaccine dự phòng.

    Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do các dòng tạo độc tố của vi trùng Corynebacterium diphtheriae gây nên. Nhiễm trùng gây ra bệnh ở đường hô hấp hoặc bệnh ở da. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

    Chủng ngừa vaccine có hiệu quả bảo vệ cao chống lại các dòng vi trùng bạch hầu tạo độc tố. Tại Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vaccine bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao. Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Do thực hiện tốt việc tiêm vaccine bạch hầu, tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân vào năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân trong năm 2000.

    I. Tác nhân gây bệnh

    C. diphtheriae là một trực trùng Gram dương. Điển hình là trực khuẩn có một hoặc 2 đầu phình to nên còn gọi là trực khuẩn hình chuỳ, dài 2-6 µm, rộng 0,5-1µm. Vi trùng không sinh nha bào, không di động.

    Sự sinh độc tố xảy ra khi vi trùng có gien tox (tox gene). Ngoại độc tố bạch hầu là một protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao, không chịu được nhiệt độ và formol. Khi được xử lý bằng nhiệt độ và formol, ngoại độc tố sẽ mất độc lực, được gọi là giải độc tố. Giải độc tố được dùng làm vaccine.

    II. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

    Ổ chứa vi trùng bạch hầu: người bệnh và người lành mang vi trùng. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.
    Thời kỳ lây truyền: thường không cố định. Người bệnh đào thải vi trùng từ thời kỳ khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3 - 4 tuần, rất hiếm trường hợp kéo dài tới 6 tháng. Điều trị kháng sinh có hiệu quả nhanh chóng sẽ chấm dứt sự lây truyền. Hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mãn tính kéo dài trên 6 tháng.

    Đường lây truyền:

    • Thưòng lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp
    • Hiếm khi lây truyền từ dịch tiết của sang thương da.
    • Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi trùng bạch hầu.

    III. TÍNH CẢM NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH

    Kháng thể của mẹ truyền sang con có tác dụng miễn dịch bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch đặc hiệu.
    Tính miễn dịch của kháng độc tố, kể cả miễn dịch được tạo thành sau khi tiêm vaccine giải độc tố (toxoid) sẽ bảo vệ được cơ thể đối với bệnh bạch hầu, nhưng không ngăn ngừa được sự nhiễm khuẩn tại chỗ vùng mũi họng.
    Để đánh giá mức độ cảm thụ của bệnh, kể cả đánh giá hiệu quả tiêm vaccine bạch hầu, cần làm phản ứng Shick:

    • Phản ứng Shick (+): cơ thể không có kháng thể bạch hầu và cần phải tiêm vaccine.
    • Phản ứng Shick (-): cơ thể đã có kháng thể trung hoà độc tố và không cần tiêm vaccine.

    IV. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG

    Thời gian ủ bệnh của bệnh bạch hầu thường 2 - 5 ngày (khoảng: 1- 10 ngày). Bệnh thường liên quan đến các màng nhày.

    Về lâm sàng, dựa vào vị trí xuất hiện giả mạc để phân chia thành các thể bệnh:

    • Bệnh Bạch hầu đường hô hấp:
      • Bạch hầu mũi
      • Bạch hầu họng
      • Bạch hầu thanh quản
    • Bạch hầu da

    V. TRIỆU CHỨNG:

    1. Bệnh bạch hầu đường hô hấp:

    • Sốt nhẹ
    • Đau họng
    • Khó nuốt
    • Mệt mỏi
    • Chán ăn
    • Nổi hạch cổ
    • Khàn tiếng (nếu liên quan đến tổn thương thanh quản)

    Dấu ấn của bệnh bạch hầu đường hô hấp là sự xuất hiện giả mạc sau khởi bệnh 2 – 3 ngày trên niêm mạc hạch hạnh nhân (amygdales), hầu, thanh quản hoặc mũi và có thể lan rộng đến khí quản. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc mầu xám dính chặt vào tổ chức viêm xung quanh, nếu bóc ra sẽ  dễ chảy máu.

    Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim.

    Tắc nghẽn hô hấp gây tử vong  có thể xảy ra khi giả mạc lan (hoặc giả mạc bong rời) đến thanh quản hoặc khí quản.

    2. Bạch hầu da

    Triệu chứng như sẩn bong vẩy hoặc như vết loét da với bờ vết loét rõ và có giả mạc.

    Bạch hầu da ít gây biến chứng hệ thống hơn bệnh bạch hầu đường hô hấp.

    V. XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

    Mẫu bệnh phẩm lấy từ mũi, họng miệng hoặc bất kỳ sang thương giả mạc hoặc da của người bệnh. Các mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm cấy phân lập vi trùng thường lấy trước khi dùng kháng sinh.

    1. Xét nghiệm chẩn đoán xác định: cấy phân lập được  C. diphtheriae kết hợp với xét nghiệm khuếch tán miễn dịch Elex phân lập được độc tố của vi trùng.
    Ca bệnh xác định: phân lập được vi trùng bạch hầu từ mẫu bệnh phẩm.

    2. Xét nghiệm PCR hay MALDI-TOF có thể nhận diện vi trùng nhưng không khẳng định vi trùng sinh độc tố.

    VI. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

    Sang thương giả mạc có thể do nhiễm:

    • Các vi trùng khác: như Streptococcus tán huyết beta, Staphylococcus aureus
    • Nấm: C. albicans
    • Virus: Epstein-Barr, Cytomegalovirus, Adenovirus, và Herpes.

    VII. ĐIỀU TRỊ

    Chẩn đoán thường dựa trên nền tảng các biểu hiện lâm sàng và bắt buộc nhanh chóng khởi  trị theo giả định sau khi đã lấy mẫu bệnh phẩm.

    Điều trị bao gồm:

    • Kháng độc tố giúp trung hòa độc tố của vi trùng tránh tổn thương cơ thể do độc tố gây nên
    • Kháng sinh diệt vi trùng
    • Có thể cần hỗ trợ về hô hấp và duy trì đường thở.

    Mặc dù bệnh không còn lây sau dùng kháng sinh 48 giờ, thận trọng tiếp xúc với giọt bắn cho đến khi người bệnh dùng xong liệu trình kháng sinh và cấy bệnh phẩm âm tính. Xác định loại trừ vi trùng khi cấy 2 mẫu bệnh phẩm liên tiếp cách 24h có kết quả âm tính.

    Bệnh bạch hầu da cần điều trị kháng sinh, không cần dùng kháng độc tố.

    1. Kháng độc tố bạch hầu (Diphtheria Antitoxin, DAT)

    Chỉ định tiêm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu từ 20.000 – 100.000 đơn vị tùy theo tình trạng bệnh  Cần thử phản ứng  huyết thanh kháng độc trước khi tiêm.

    2. Kháng sinh

    Chỉ định điều trị bệnh bạch hầu đường hô hấp hoặc bạch hầu da bằng Erythromycin hoặc Penicillin.

    VIII. CÁC BIẾN CHỨNG

    1. Biến chứng thường gặp nhất:

    • Viêm cơ tim
    • Viêm thần kinh

    2. Các biến chứng khác:

    • Viêm tai giữa
    • Suy hô hấp do tắc nghẽn đường thở, đặc biệt ở trẻ em.

    Tỷ lệ tử vong do bênh bạch hầu: 5 – 10%, tỷ lệ tử vong cao (đến 20%) ở các trẻ em <5 tuổi và người lớn >40 tuổi.

    Bạch hầu da hiếm khi gây biến chứng nặng.

    IX. Các biện pháp phòng ngừa

    1. Thực hiện tầm soát tiếp xúc với tất cả những trường hợp nghi ngờ bệnh bạch hầu:

    • Cấy dịch tiết mũi và họng
    • Thu thập thông tin về dịch tễ học và lâm sàng.
    • Nhận diện các tiếp xúc gần

    Các tiếp xúc gần với người bệnh bạch hầu:

    • Các thành viên trong gia đình của người bệnh
    • Những người có tiền sử tiếp xúc gần với người bệnh
    • Những người tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ những vị trí nhiễm trùng của người bệnh (đàm rãi, dịch rỉ từ vết thương da ...)

    2. Xử trí các trường hợp tiếp xúc gần:

    • Theo dõi các người có khả năng mắc bệnh bạch hầu hô hấp hoặc bạch hầu da trong 7 – 10 ngày sau lần tiếp xúc cuối vói người bệnh và cấy bệnh phẩm mũi – họng tìm C. diphtheriae.
    • Điều trị kháng sinh Erythromycin
    • Đối với nhân viên y tế tiếp xúc gần với người bệnh nên chủng ngừa một liều giải độc tố nhắc lại nếu chưa chủng vaccine bạch hầu đầy đủ.

    3. Chủng vaccine ngừa bạch hầu:

    Tổ chức tiêm vaccine bạch hầu đầy đủ cho trẻ em theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Thanh thiếu niên và người lớn cần tiêm vaccine ngừa bạch hầu nếu chưa có miễn dịch đặc hiệu.

    Các vaccine ngừa bệnh bạch hầu: DTaP, Tdap, DT, và Td. Các vaccine này cũng ngừa bệnh ho gà.

     

    Nguồn:

    www.cdc.gov/diphtheria

    www.vncdc.gv.vn

    Tham khảo những bài viết bên dưới:

    1. Vaccine Ngừa Zona

    2. Vaccine Cúm Và Phản Ứng Phụ

    3. Mẫn Cảm Với Vaccine Là Thế Nào?

    4. 10 Bệnh Hàng Đầu Có Thể Ngừa Bằng Vaccine

    5. Vaccine Cho Người Lớn - Những Điều Bạn Nên Biết

    6. Thế Giới Đã Có Vaccine Ngừa Sốt Xuất Huyết

    7Bệnh Sởi - Chủng Ngừa Và Bài Học Từ Các Nước Phát Triển

     

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo