Dạ dày nhiễm HP, viêm họng, mề đay

GÓI TẦM SOÁT BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP - ƯU ĐÃI THÁNG 47 GÓI TẦM SOÁT NGUY CƠ ĐỘT QUỴ - ƯU ĐÃI THÁNG 47 KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO DOANH NGHIỆP TẠI PKĐKQT YERSIN7 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8.3 - PKĐKQT YERSIN7 Ai nên tầm soát Viêm Xoang và UT Vòm Họng7 DỊCH VỤ NỘI SOI AN TOÀN KHÔNG ĐAU TẠI PKĐKQT YERSIN7 Bảo Lãnh Viện Phí Tại PKĐKQT YERSIN7 PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN - BIỂU TƯỢNG CỦA NỤ CƯỜI7
Đặt lịch hẹn khám

Dạ dày nhiễm HP, viêm họng, mề đay

Chẩn đoán nhiễm  HP ban đầu có thể chưa đủ độ tin cậy. Theo trình bày, chẩn đoán này dựa vào sự chuyển màu của dịch " từ vàng sang hồng tím".

    Câu hỏi 1:

    Kính chào bác sĩ

    Em là nữ, 30 tuổi, cư trú tại TpHCM

    Ngày 24/4/2015 em có đến bệnh viện Bình Dân khám tiêu hóa với triệu chứng đau thượng vị, ợ nóng, viêm họng.

    Kết quả nội soi ngày 01/5 là ÂM TÍNH. Nhưng đến sáng ngày 04/5 thì phần dịch chuyển từ màu vàng sang màu hồng tím, bác sĩ ở bệnh viện kết luận em DƯƠNG TÍNH với HP và cho thuốc như sau:
    (1)
    - Helenokit - 14kit - ngày 2 lần (mỗi lần 1/2 kit)
    - Azintal - 42v - ngày 3 lần (mỗi lần 1v)
    - Mahydrol - 28v - ngày 2 lần (mỗi lần 1v)

    Ngày 4/5 em bị viêm họng mủ, bác sĩ có cho em uống Serviflox 500mg (ciprofloxcine) kèm Panadol, nhưng em bị dị ứng thuốc kháng sinh (triệu chứng tê môi, nổi ban miệng, ban trên da, mày đay nhẹ, đi ngoài), em dừng thuốc kháng sinh này.

    Ngày 8/5 em tái khám bệnh dạ dày, bác sĩ có cho thêm:
    (2)
    - Wongel - 42 gói - ngày 3 lần (mỗi lần 1 gói)
    - Mahydrol - 28v - ngày 2 lần (mỗi lần 1v)
    - Azintal forte - 42v - ngày 3 lần (mỗi lần 1v)
    - Gasgood 40mg - 28v - ngày 2 lần (mỗi lần 1v, uống trước khi ăn)

    Ngày 29/5 em có bị nổi mày đay (với triệu chứng: ngứa, sưng tấy, đỏ da, nóng vùng nổi mày đay, sốt nhẹ), đến Bv Đại học Y dược TpHCM để khám, có làm test lẩy da và xét nghiệm máu nhưng đều âm tính, bs kết luận nổi mày đay không rõ nguyên nhân, và cho em toa thuốc uống 1 tháng
    (3)
    - Levocetirizin 0.5mg/ml - ngày 2 lần (mỗi lần 1 gói)
    - Loratadin 10mg - ngày 1 lần (mỗi lần 1 viên)
    - Protectliv - ngày 2 lần (mỗi lần 1v)

    Ngày 05/6 em có quay lại bệnh viện tái khám thì bác sĩ có cho nội soi. Nhưng trước ngày nội soi em vẫn đang uống đơn thuốc số (2) và (3)
    Kết quả nội soi như sau:
    - Thực quản: Bình thường, đường Z 37cm
    - Dạ dày:
    + Phình vị: bình thường
    + Thân vị: bình thường
    + Bờ cong nhỏ" bình thường
    + Bờ cong lớn: bình thường
    + Hang vị: NIÊM MẠC SUNG HUYẾT VIÊM SỌC ĐỎ + SINH THIẾT
    + Môn vị: bình thường
    - Tá tràng: bình thường
    Kết luận: VIÊM HANG VỊ SUNG HUYẾT - SINH THIẾT HANG VỊ
    PYLORI TEST - ÂM TÍNH

    Sau đó bác sĩ có cho em toa thuốc
    (4)
    - Biocid - 7 chai - ngày 3 lần (mỗi lần 1 gói)
    - Mahydrol - 28v - ngày 2 lần (mỗi lần 1v)
    - Azintal forte - 42v - ngày 3 lần (mỗi lần 1v)
    - Gasgood 40mg - 28v - ngày 2 lần (mỗi lần 1v, uống trước khi ăn)

    Em uống 1 tuần, đến tuần thứ 2 thì bị viêm họng mủ nên bác sĩ có cho Rovamcine 3M.I.U (10 viên - ngày 2 viên).
    Uống thêm kháng sinh được 3 ngày thì triệu chứng nóng ruột, rát cổ họng, tiết nhiều nước bọt, thỉnh thoảng ho.

    18/6 em có tái khám, bác sĩ có cho em toa thuốc:

    (5)
    - Biocid - 7 chai - ngày 3 lần (mỗi lần 1 gói)
    - Mahydrol - 28v - ngày 2 lần (mỗi lần 1v)
    - Ezeegas(gel nhai) - 42v - ngày 3 lần (mỗi lần 1v)
    - Gasgood 40mg - 28v - ngày 2 lần (mỗi lần 1v, uống trước khi ăn)

    Vậy, bác sĩ vui lòng cho em hỏi:
    - Bệnh nổi mày đay của em có phải là dư chấn của dị ứng thuốc kháng sinh? Sau khi uống thuốc thỉnh thoảng em vẫn có những vùng da bị đỏ, nóng, ngứa, thường có cảm giác ngứa lưỡi và cổ họng sau khi ăn uống.
    - Kết quả nội soi của em liệu có sai lệch do vẫn còn uống thuốc?
    - Triệu chứng trào ngược trở lại có phải do em uống kháng sinh điều trị viêm họng hay vi khuẩn HP chưa hết? Và thỉnh thoảng bụng em vẫn đau dù đang dùng thuốc.
    - Em nên làm thế nào?

    Cám ơn bác sĩ

    (Lê Hoàng Yến Linh - Thắc mắc gửi trên khamonline.com)

     

    Trả lời 1:

    Em thân mến,


    Bệnh sử của em quá phức tạp vì có nhiều vấn đề, nhiều xét nghiệm và nhiều toa thuốc chồng lắp lên nhau trong cùng một khoảng thời gian. Chúng tôi không thể đánh giá việc điều trị của đồng nghiệp dựa trên các thông tin từ bệnh nhân vì các thông tin này thường là không đủ và không chính xác. Trong đa số trường hợp là không đủ để phản ảnh sự phân tích về chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Chúng tôi chỉ có thể có vài góp ý như sau dựa trên thông tin được trình bày. Xin lưu ý với em là những góp ý này sẽ là không có giá trị nếu thông tin cung cấp sai lệch về tên thuốc, tên xét nghiệm hay sai lệch về thời gian:

    1.Chẩn đoán nhiễm  HP ban đầu có thể chưa đủ độ tin cậy. Theo trình bày, chẩn đoán này dựa vào sự chuyển màu của dịch " từ vàng sang hồng tím". Chúng tôi đoán đây là Urease test và có thể là loại tự sản xuất để dùng trong nội bộ vì hầu hết các test thương mại đều ở dạng gel, không phải là dạng dịch. Nếu đúng vậy, các test urease thường cho kết quả sớm trong vài phút đến vài giờ đầu tiên sau soi. Thời gian tiêu chuẩn để đọc kết quả cuối cùng là 24 giờ sau khi lấy mẫu. Trong trường hợp của em, soi ngày 1/5 và kết quả dương tính ngày 4/5, có nghĩa là khoảng 72 giờ sau soi ....Có thể nói đây là trường hợp dương tính rất yếu, vẫn có thể do HP nhưng nhiều khả năng do những vi khuẩn khác cũng có khả năng tạo urease. Trong trường hợp còn nghi ngờ, cách tốt nhất là làm thêm một test khác để kiểm tra HP như là test hơi thở hay test kháng nguyên HP trong phân.

     

    2.Ngay cả trong trường hợp HP dương tính, việc nội soi kiểm tra HP ngày 5/6 có thể là hơi sớm vì nguyên tắc chung để kiểm tra HP sau điều trị là phải ngưng kháng sinh và các thuốc kháng bơm proton khoảng 4 tuần để đảm bảo tính chính xác. Em dùng Helenokit bao gồm Rabeprazol, Clarithromycin và Ornidazol. Do đó, cần chờ ngưng thuốc ít nhất 4 tuần, khoảng 18/6. Khi soi sớm, test âm tính có khả năng là âm tính giả. Mặt khác, việc kiểm tra HP có thể dùng nhiều cách khác thay vì phải nội soi.

    Điều trị tổn thương dạ dày có thể không phải kiểm tra nội soi thường xuyên. Trên thực tế, các tổn thương viêm có thể tồn tại kéo dài và mất đi khá chậm.Trong trường hợp có HP và Viêm họng mủ được chẩn đoán trong cùng một ngày (4/5), kháng sinh thích hợp hơn cả là Amoxicillin và Levofloxacin, Trong trường hợp của em, có lẽ là hai bác sĩ kê toa riêng ở những thời điểm khác nhau.

    3.Cũng có vẻ là có sự lẫn lộn về thời gian và các toa thuốc vì theo mô tả, các thuốc ngày 4/5 em chưa dùng hết thì toa thuốc ngày 8/5 lại chồng lên với cùng loại thuốc. Chúng tôi cũng không hiểu vì sao toa thuốc cho 14 ngày nhưng em lại tái khám và lấy toa mới chỉ sau 4 ngày ? Việc điều trị dạ dày chưa rõ có ổn không nhưng việc điều trị viêm họng lại thay kháng sinh khác.

    Cụ thể các câu hỏi của em :

    -Việc dùng thuốc quá nhiều và lẫn lộn làm tăng nguy cơ bị dị ứng. Chúng tôi không thể khẳng định khi không khám nhưng xét theo mô tả và diễn tiến thì chẩn đoán này là phù hợp và các thuốc điều trị cũng hợp lý.
    -Nội soi không bị ảnh hưởng nhưng xét nghiệm HP có bị ảnh hưởng nếu không được chỉ định hợp lý
    -Triệu chứng trào ngược nếu có , không liên quan đến HP hay kháng sinh.

    Hiện tại em nên làm thế nào ?


    -Nhiễm HP là một bệnh mãn tính, không cần phải điều trị gấp. Nên điều trị khỏi viêm họng mủ và tình trạng dị ứng trước khi cân nhắc lại vấn đề dạ dày. Trong trường hợp vẫn còn đau bụng, có thể điều trị triệu chứng trước bằng các loại thuốc kháng acid, các loại băng niêm mạc.
    -Đánh giá lại có thật là bị nhiễm hay còn nhiễm HP trước khi quyết định tiếp nên làm gì.

    Thân chào,
    TS.BS Võ Xuân Quang
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

     

    Câu hỏi 2:

    Kính chào bác sĩ.

    Chân thành cám ơn câu trả lời của bác sĩ rất nhiều. Trong câu hỏi của em còn thiếu sót 1 vài chỗ:

    - Nội soi lần đầu của em (24/4) có kèm Clotest để phát hiện HP như em đã trình bày. Và đến ngày 5/6 em tái khám lại, nội soi lại (sau đúng 4 tuần em uống hết Helenokit)

    - Toa thuốc ngày 04/5 là của bác sĩ Tai Mũi Họng cấp cho em, toa thuốc ngày 8/5 là của bác sĩ Nội tiêu hóa cấp sau khi em đã uống hết 14 ngày kháng sinh điều trị HP.

    - Tình trạng dị ứng của em hiện đã giảm rất nhiều, chỉ thỉnh thoảng bị cọ xát trên da sẽ gây nổi mày đay, vậy em có nên tiếp tục uống thuốc hay không? Vì thực sự em rất sợ dung nạp thêm thuốc vào người.

    - Điều trị viêm họng mủ, uống thêm kháng sinh liệu có làm dạ dày em viêm nhiễm nặng hơn?

    - Những loại thuốc nào em có thể sử dụng trong trường hợp điều trị triệu chứng đau bụng thưa bác sĩ?

    Cám ơn bác sĩ rất nhiều.

    (Lê Hoàng Yến Linh)

     

    Trả lời 2:

    Chào em,

    Xin trả lời thêm 3 vấn đề của em như sau:

    1. Các thuốc chống dị ứng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Biện pháp tốt nhất là tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Trong trường hợp của em, tuy không rõ là thuốc nào nhưng phần nhiều thì các triệu chứng dị ứng sẽ giảm nhanh khi ngưng thuốc. Nếu tình trạng dị ứng nhẹ và chỉ có ở vài nơi, em có thể dùng các loại pommade, cream chống dị ứng để xoa tại chỗ, ít bị tác dụng phụ hơn.

    2.Các loại kháng sinh đều có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nhưng phần lớn là nhẹ và thóang qua như đau bụng, ó, tiêu chảy v.v... Tuy nhiên, thuốc không làm nặng hơn các tổn thương ở dạ dày.

    3.Cần lưu ý là mỗi một lần đau bụng không phải luôn luôn có cùng nguyên nhân. Làn này đau do dạ dày nhưng lần sau có thể là ruột thừa, viêm đại tràng v.v... Vì thế, cần khám lại bác sĩ khi có nghi ngờ.

    Riêng về bệnh dạ dày, sau khi điều trị HP người bệnh có thể không hồi phục hoa n toàn mà vẫn còn vài triệu chứng nhẹ kéo dài hay ngắt quảng, phổ biến là đau bụng. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc băng niêm mạc hay kháng acid. Các thuốc này có thể mua không cần toa và có thể dùng lâu dài theo nhu cầu.

    Xin chào,

    TS.BS Võ Xuân Quang
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

     

    Câu hỏi 3:

    Xin lỗi lại phiền bác sĩ thêm lần nữa.

    Hôm nay em có khám tai mũi họng, bs kết luận viêm họng mủ, viêm mũi xuất tiết và cho em đơn thuốc sau. Bác sĩ cho em hỏi với tình trạng em hiện tại thì đơn thuốc này có thể gây dị ứng hay bất lợi gì nhiều cho hệ tiêu hoá hay không?

    - Curam 1000mg (amoxiciline 875g+a.clavulanic 125g) - 14v - ngày 2v

    - Telfast 180mg (Fexofenadine) 7v - ngày 1v -

    Acemuc 200g (acetylcyteine) 21 gói - ngày 3 gói

    - Panadol - 21v - ngày 3v

    - Xypenat - xịt mũi 4 lần/ngày

    Chân thành cám ơn bác sĩ.

    (Lê Hoàng Yến Linh)

     

    Trả lời 3:

    Xin chào,

    Các thuốc này đều ít khả năng gây dị ứng. Đồng thời bác sĩ đã dùng kèm thuốc chống di ứng nên chắc sẽ không gây tai biến đáng kể.

    Em an tâm dùng thuốc vậy.

    TS.BS Võ Xuân Quang
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

     

    Câu hỏi 4:

    Kính chào bác sĩ.

    Sau 4 ngày uống toa thuốc chữa viêm họng thì bụng em xuất hiện cảm giác nóng cồn cào ngay cả trước hay sau khi ăn, đau âm ỉ ở ngay dưới mạn sườn bên phải, rát ngực và có vị chua ở miệng.

    Em có tìm hiểu trong HDSD thuốc thì thuốc ACEMUC 200mg có gây hại cho dạ dày đang bị viêm.

    Xin hỏi bác sĩ, em có thể sử dụng loại (tên) thuốc nào để giúp băng niêm mạc dạ dày và kháng acid như bác sĩ từng đề cập?

    Xin cám ơn bác sĩ.

    (Lê Hoàng Yến Linh)

     

    Trả lời 4:

    Chào em,

    Các thuốc Curam, Acemuc và Panadol đều có khả năng gây khó chịu ở dạ dày nhưng chỉ ở một vài trường hợp rất hiếm và mức độ cũng không nhiều. Nếu em có triệu chứng, có thể dùng các loại gel như Pepsan, Phosphalugel, Gastropulgite uống 1 gói * 3 lần mỗi ngày- thường vào lúc bụng đói.

    Thời gian uống thuốc từ 5-7 ngày .

    Thân chào,

    TS.BS Võ Xuân Quang
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

     

    Xem thêm những bài viết liên quan:

    1. Viêm Dạ Dày

    2. Trẻ Không Chữa Trào Ngược Dạ Dày, Già Đi Chữa Ung Thư Thực Quản

    3. Ung Thư Dạ Dày - Nguy Cơ Có Thể Tránh

    4. Thông Tin Về Nội Soi Dạ Dày - PKĐK QUỐC TẾ YERSIN

    5. Viêm Hang Vị Dạ Dày, Nhiễm Vi Khuẩn HP (+)

    6. Giải Đáp Thắc Mắc Về "Phòng Ngừa Bệnh Ung Thư Dạ Dày Và Thực Quản" Và "Bệnh Lý Trào Ngược Dạ Dày Và Thực Quản"

    7. UNG THƯ DẠ DÀY, NGUY CƠ CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC

    8. Trẻ Em Cũng Đau Dạ Dày

    9. Loét Dạ Dày

    10. Nội Soi Dạ Dày Tiền Mê Và Những Điều Cần Lưu Ý

    11. Nội Soi Dạ Dày Tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

    12. Hỏi Và Đáp Về Triệu Chứng Đau Dạ Dày

     

    PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ YERSIN

    • Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: 028 39 33 6688       Hotline: 0903.800.551
    • Email: info@yersinclinic.vn
    • Website: www.yersinclinic.com
    Zalo